Cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường năm 2022 sau đây được Tip tổng hợp những mẫu bài dự thi viết về thầy cô và mái trường. Các mẫu bài viết sau đây hay, chọn lọc để các em học sinh có thể tham khảo lên ý tưởng cho bài viết nói về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường.
Kỉ niệm về cô đối với tôi có rất nhiều, 15 năm tôi tốt nghiệp ra trường được phân công về giảng dạy tuy chưa thật dài nhưng cô đã là người chỉ bảo, dạy dỗ ân cần và truyền đạt lại cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong nghề. Tôi không quên được ngày đầu tiên khi tôi cầm giấy quyết định tới trường nộp để bắt đầu cho một hành trình dài cả cuộc đời tôi. Cũng chính ngày đầu tiên hôm ấy, tôi đã được gặp cô một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp với nụ cười luôn rạng rỡ trên môi nhưng rất mạnh mẽ quyết đoán để cho tới tận ngày hôm nay tôi vẫn luôn nói với các anh chị đồng nghiệp của mình: “Em yêu lắm nụ cười của cô, em thích nhất mỗi khi cô cười bởi nụ cười ấy đầy ấm áp và yêu thương”. Những ngày mới ra trường bao bỡ ngỡ với công việc giảng dạy và chủ nhiệm dù những điều đó tôi cũng đã được học qua các đợt kiến tập, thực tập tại trường Cao đẳng sư phạm. Để giúp tôi nhanh chóng hòa nhập cùng môi trường mới cô đã dự giờ góp ý cho tôi những phương pháp và một số nội dung bài dạy. Tôi càng cảm phục cô hơn bởi một giáo viên dạy môn Sinh Học nhưng lại có những hiểu biết về cả các môn xã hội của chúng tôi. Tôi thấy tôi như trưởng thành lên nhiều hơn với những góp ý ấy có của cô. Nghề dạy học sẽ trở nên vui hơn khi làm công tác chủ nhiệm, dù công việc chủ nhiệm đôi khi có nhiều vất vả và khó khăn. Thế nhưng có không ít lần tôi đã khóc như một đứa trẻ vì lớp chủ nhiệm của mình khi bị cô phê bình, nhắc nhở. Sau này tôi càng thấm thía những lần cô góp ý rồi có cả những lần cô mắng chửi ấy cũng chẳng qua là muốn tôi nên người, muốn tôi làm tốt được công tác kiêm nhiệm mà thôi.
Chỉ còn một học kì nữa thôi là tôi và các bạn sẽ phải rời xa nơi chúng tôi luôn coi như mái nhà thứ hai này để đến với một ngôi trường mới. Trong tôi dường như vẫn còn đang còn đọng lại y nguyên kí ức lần đầu tôi bước chân vào ngôi trường này. đi cùng với kỉ niệm ngày đầu tiên đó là những kỉ niệm với trường, lớp, với bạn bè, thầy cô mà tôi sẽ không bao giờ quên được. Dù vẫn còn vô vàn nuối tiếc nhưng tôi vẫn phải bước tiếp trên chặng đường còn dang dở của mình. Tôi sẽ phải nỗ lực học tốt, đạt kết quả cao trong học tập để không phụ công dạy dỗ của thầy cô và mái trường THCS …………. dành cho tôi. Lời cuối cùng tôi chỉ muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ngôi trường, tới các thầy cô đã nuôi nấng, dạy dỗ tôi để tôi được trưởng thành như ngày hôm nay.
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường – Mẫu 10
Trong quãng đời học sinh, không ai là không có một vài kỉ niệm, dù đó là kỉ niệm vui hay buồn. Riêng tôi, tôi không thể nào quên kỉ niệm giữa tôi và cô Cườm – cô giáo chủ nhiệm tôi hồi lớp 6. Đến bây giờ nhớ lại tôi vẫn còn thấy xúc động nghẹn ngào.
Ngay từ lần đầu gặp cô, đó là ngày đầu tiên đi nhận lớp 6, cô Cườm đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Lúc cô bước vào lớp, cả lớp im phăng phắc, không có một tiếng động khác hẳn với lúc ban đầu, không hiểu tại sao nhưng qua hành động, lời nói, tôi biết cô rất nghiêm khắc, mặc dù khuôn mặt cô không hề nói lên điều đó.
Cô có mái tóc xoăn, cái chàm ở thái dương và chiếc cổ kiêu ba ngấn thật ấn tượng. Đó là những điều mường tượng duy nhất của tôi khi đó. Tuy nghiêm nghị nhưng cô rất quan tâm đến học sinh. Suốt tiết học đầu tiên, cô vừa giảng vừa đến giúp đỡ một số bạn học kém. Điều đó làm tôi bớt sợ hãi và thấy cô trở lên gần gũi đáng mến.
Càng dần vào năm học, tôi càng nhận ra cô không phải là một người quá nghiêm nghị. Với cảm nhận của riêng tôi cô thật hiền từ, đôn hậu nên khoảng cách giữa cô và tụi học trò chúng tôi càng gần gũi, nhất là giữa tôi và cô đã có một kỉ niệm sâu sắc.
Đó là vào một buổi chiều mùa hạ, trời mưa tầm tã, bầu trời xám xịt, những hạt mưa nặng trĩu rơi lộp độp xuống mái hiên. Các lớp đã tan, mọi người vội vã ra về , người thì có áo mưa, người thì được cha mẹ đưa đón, kẻ lại chịu đày mưa giữa trời. Riêng tôi thì đứng nép ở cửa hàng của một bà cụ. Mưa mãi không ngớt, tôi bắt đầu thấy lo lắng. Tôi băn khoăn: chẳng lẽ lại đội mưa mà về? Tôi nghĩ vậy rồi đánh liều chạy một mạch ra ngoài giữa lúc trời đang mưa to. Bỗng có tiếng gọi Linh ơi! nghe rất giống tiếng cô Cườm. Tôi ngoảnh mặt lại, đúng là cô thật.
Thấy tôi cô nói:
Trời mưa to lắm, lại không có áo mưa, lên xe cô chở về.
Tôi chần chừ giây lát, vừa muốn đi vừa không vì sợ làm phiền cô, như đoán được ý nghĩa ấy của tôi cô giục:
Nhanh lên kẻo cảm lạnh bây giờ.
Tôi vội vã lên xe. Trong lần áo mưa ấm áp, tôi cảm nhận đựoc tình yêu thương, sự quan tâm của cô dành cho tôi, tình cảm ấy như ngọn lửa sđang rực cháy trong lòng.
Nhưng cũng tại cái tính ích kỉ đáng ghét của tôi. Lúc đó tôi chỉ nghĩ mình đang được khô ráo, ấm áp mà không hề để ý đến cô, cô đã nhường áo mưa cho tôi đang lạnh cóng rét buốt. Cái áo mưa của cô nhỏ chỉ đủ cho một người, có tôi đi cùng, cô gàn như bị ướt đẫm. Khi về đến nhà, sắc mặt của cô tái xanh, cô thở hổn hển, thế mà tôi còn hỏi một câu ngớ ngẩn:
Cô bị làm sao thế ạ?
Cô nói là không sao và bảo tôi về nhà nhớ soạn bài đầy đủ để mai có người dự giờ. Cô mệt mỏi như vậy mà vẫn quan tâm đến tôi ư? Tôi vừa muốn khóc vừa ân hận và cái tính lơ đễnh của mình. Giá như lúc đó mình cứ chạy một mạch thì cô đâuc ó bị ngấm nước mưa rồi bị cảm. Suốt buổi tối hôm đó, tôi không thể ngồi yên, cứ thấp thỏm, không biết cô đã đỡ chưa.
Sáng hôm sau đi học tôi không thấy cô ở lớp, cô không đi dạy, có lẽ cô đã bị ốm. Cả buổi học hôm đó, tôi không thể tập trung. Tôi vừa lo lắng, vừa sợ, lòng rối bời. Sau buổi tan học tôi quết định đến nhà cô để xin lỗi cô, tiện thể thăm cô luôn. Ngõ vào nhà cô sâu hun hút, tôi phải vất vả lắm mới tìm ra. Tôi vào nhà, thấy tôi, cô gượng dậy:
Linh đấy à? Vào đây em!
Tôi vội chạy đến đỡ cô, cô nói:
Xin lỗi em nhé, chắc em lo lắng lắm?
Tôi run rẩy lắp bắp:
Không, không người xin lỗi phải là em mới đúng, vì em mà cô bị cảm.
Khi đó, tôi thật sự xúc động, tôi ôm chầm lấy cô, mắt tôi cay cay, tôi cảm nhận được tình cảm của cô dành cho tôi cũng như cho bao bạn khác. Chưa bao giờ tôi thấy mình hạnh phúc như lúc này.
Từ tận đáy lòng, tôi cám ơn cô rất nhiều. Nhờ có cô tôi mới có đựoc một bài học về tình thầy trò thật thấm thía. Và cũng từ cô tôi mới hiểu được một nhà giáo phải vừa có đức, vừa có tài, phải lao tâm khổ tứ, hi sinh nhiều lắm cho lớp lớp học trò.
Cảm ơn cô, cảm ơn người mẹ thứ hai của tôi, người đã giúp đỡ dạy bảo tôi từ những điều nhỏ nhặt nhất. Tôi thật hạnh phúc và tự hào khi có được một “người lái đò” đáng kính như cô.
>> Tham khảo: Kỉ niệm về mái trường Tiểu học
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường – Mẫu 11
Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ “học sinh” của bản thân mình.
Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn – ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.
Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn, tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa… Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.
“Một đời người – một dòng sông…
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
“Muốn qua sông phải lụy đò”
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa … “
(Người lái đò)
Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô – những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, …” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.” Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, … Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.
Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên Lê Quý Đôn và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.
Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường – Mẫu 12
Mái trường – Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10 A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2020 – 2021, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng – Cô Hưng.
Trên đây là bài viết Bài dự thi viết về những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022 của Cà khịa TV web site tổng hợp link xem trực tiếp bóng đá hàng đầu Việt Nam hiện nay.