Giá trị nhân văn sâu sắc vốn là cảm hứng xuyên suốt của nền văn học nước ta. Khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt của Kim Lân, chúng ta sẽ thấy được cảm hứng “nghệ thuật vị nhân sinh” cũng như tấm lòng của nhà văn dành cho những người nông dân nghèo khổ với sự cảm thông sâu sắc cho thân phận của họ. Cùng Cakhia TV/i> soạn bài Vợ nhặt, tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ Nhặt qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tác giả và tác phẩm khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ Nhặt
Vợ Nhặt của Kim Lân mang nhiều giá trị nhân đạo cao cả, qua nhân vặt cô Thị – người vợ nhặt, tác giả đã phản ánh rõ nét cuộc sống hiện thực bi thảm đói khổ của thời bấy giờ. Đồng thời nhà văn cũng phản ánh khát vọng được sống được yêu thương cũng như một lòng hướng về cách mạng của những người nông dân. Để hiểu rõ hơn về nội dung và giá trị của tác phẩm, chúng ta cần năm được một số nét cơ bản về Kim Lân cũng như tác phẩm Vợ nhặt
Đôi nét về tác giả Kim Lân
Nhà văn Kim Lân sinh năm 1920, mất năm 2007, tên khai sinh của ông là Nguyễn Văn Tài. Quê hương của nhà văn tại làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh. Kim Lân tham gia hội Văn hóa cứu quốc trong năm 1944, sau đó tiếp tục hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng. Trước khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt, chúng ta điểm qua một số tác phẩm của ông như “Nên vợ nên chồng” (1955), “Con chó xấu xí”(1962)
Kim Lân được mệnh danh là nhà văn của nông dân, của những thân phận nghèo khổ trong xã hội cũ. Cả đời của ông chỉ gói lại vẻn vẹn trong hai tập truyện ngắn được kể trên. Mặc dù các tác phẩm ông để lại không nhiều, nhưng đều là những tác phẩm sáng giá và mang nhiều giá trị cho nền văn học. Do vậy, Kim Lân là một trong những minh chứng cụ thể nhất cho quan điểm “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.
Tác phẩm Vợ nhặt
Phân tích diễn biễn tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt, trước hết người đọc cần nắm được đôi nét về tác phẩm này, qua đó khái quát được nội dung cũng như hiểu sâu sắc hơn về nhân vật. Vợ nhặt nằm trong tập truyện ngắn về đề tài người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Đặt các nhân vật vào hoàn cảnh đó để khẳng định tâm hồn cao đẹp, vẻ đẹp khuất lấp của những người nông dân nói chung, của những người phụ nữ nói riêng. Điều này đã được thể hiện tinh tế và rõ nét trong diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhăt.
Khái quát về Thị khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt
- Thân phận: là một cô gái không tên, không tuổi, là cô gái được nhân vật Tràng nhặt về
- Ngoại hình: tập trung miêu tả khuôn mặt, ngực, quần áo
- Tính cách: õng ẹo, cong cón sưng sỉa trước khi về nhà Tràng
Soạn bài Vợ nhặt của Kim Lân khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong vợ nhặt
Để hiểu hơn về tác phẩm nói chung, có những chi tiết cụ thể khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ Nhặt nói riêng thì chúng ta cùng soạn bài Vợ Nhặt của Kim Lân qua việc trả lời một số câu hỏi trong chương trình.
Bố cục tác phẩm Vợ nhặt
- Phần 1 – Từ đâu đến “tự đắc với mình”: Nhân vật Tràng đưa người vợ nhặt về nhà
- Phần 2 – Tiếp đến “đẩy xe bò về”: Tác giả kể lại câu chuyện gặp nhau của hai người và nên vợ chồng
- Phần 3 – Tiếp đến “nước mắt chảy ròng ròng”: Tình thương của người mẹ nghèo khó
- Phần 4 – Đoạn còn lại: Niềm tin và hi vọng về tương lai tươi sáng của các nhân vật
Tình huống trong tác phẩm Vợ nhặt
Trước hết, để nắm được diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt, chúng ta cần nắm được tình huống của tác phẩm.
- Nhan đề của tác phẩm là chi tiết đầu tiên thể hiện tình huống truyện “Vợ nhặt”:
Đó là việc một chàng nông dân nghèo hèn, xấu xí, nổi tiếng ế vợ – tên là Tràng bỗng nhiên nhặt được một người vợ trong nạn đói. Vợ là người cần cưới hỏi đàng hoàng mới nên vợ chồng, ấy vậy mà lại được nhặt về như một món đồ vốn là điều lạ lùng chưa từng thấy.
- Trong cảnh đói kém khi mà cái chết cận kề mà vẫn nghĩ đến chuyện lấy vợ
Khi nạn đói hoành hành, bao người khốn khổ vì miếng ăn không đủ thì chuyện nên vợ nên chồng quả là xa xỉ. Ấy vậy mà anh Tràng của chúng ta trong truyện lại bất chấp cái đói khổ, bất chất sự cận kề của cái chết để mà nhặt về một cô vợ.
Tác dụng của tình huống trong truyện: Có thể nói, tình huồng truyện độc đáo đã giúp thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt cũng như Tràng hay bà cụ Tứ hiện lên sinh động và chân thực. Qua đó, nó cũng cho thấy thân phận của người lao động nghèo khổ và bộc lộ cốt cách của người nông dân trong cái đói cái khát: những con người vốn giàu tình nghĩa, khát khao hạnh phúc.
Nhan đề “Vợ nhặt” có ý nghĩa gì khi thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt
Có thể thấy, nhan đề của tác phẩm đã thâu tóm tất cả giá trị tư tưởng cũng như nội dung được nhà văn gửi gắm. Động từ “nhặt” thường gắn liền với những thứ rẻ rúng không có giá trị gì. Trong cái xã hội loạn lạc, khi mà cái đói khát vây quanh và cái chết cận kề thì thân phận con người cũng chỉ rẻ rúng, có thể được “nhặt” ở bất cứ đâu.
Người ta phải hỏi vợ, dạm ngõ, phải lễ nghĩa đàng hoàng, thì ở đây, Tràng lại dễ dàng có được vợ, nhặt được vợ. Đây vốn là sự khốn cùng của số phận con người khi bị hoàn cảnh xô đẩy. Sự nghèo khổ đã dồn người ta đến cùng, đã khiến người ta lao đao. Có lẽ, chỉ khi đi sâu và phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt, chúng ta mới thấy rõ điều này.
Những phát hiện sâu sắc của Kim Lân khi thể hiện khát khao tổ ấm của Tràng
- Thoạt đầu Tràng có chút đắn đo, lưỡng lự, tự hỏi không biết mình có nuôi nổi mình không lại còn đèo bòng. Đúng như Kim Lân tâm sự về tác phẩm “Dù trong tình huống bi thảm, dù cái chết cận kề vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng…”
- Khi Tràng dẫn vợ qua xóm ngụ cư: Lúc này người nông dân nghèo khổ xấu xí bỗng thấy phởn phở lạ thường, môi cười tủm tìm và mắt sáng hẳn lên, đôi lúc lúng ta lúng túng.
- Buổi sáng đầu tiên khi trở thành người có vợ: Tràng thấy êm ả như đang trong mơ đi ra. Từ sự vui sướng và cảm giác hạnh phúc, Tràng ý thức được trách nhiệm của bản thân.
Nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt
- Tâm trạng: Bà cụ Tứ vừa mừng tủi, vừa xót thương xen lẫn có chút lo lắng cho đứa con trai của mình khi nó dẫn về một người vợ nhặt. Bà cụ Tứ đã nén vào lòng tất cả mà dang tay đón chào người phụ nữ xa lạ kia làm con dâu của mình.
- Bữa cơm đầu đón nàng dâu, bà cụ Tứ đã nhen nhóm lên niềm tin và hi vọng cho các con của mình.”khi nào có tiền mua con gà về nuôi…”
Bà cụ Tứ hiện lên với với bao nỗi khổ, đó là tấm lòng nghĩ suy của một người mẹ cho đứa con trai của mình. Người mẹ đã nhìn thấy những vất vả, khốn khó của cuộc hôn nhân khi mà cái nghèo, cái đói, miếng cơm ăn từng bữa còn hiện rõ. Bà vui mừng cho hạnh phúc của Tràng, một nỗi vui mừng sâu xa nhiều suy nghĩ. Từ ngạc nhiên, đến xót thương và hơn hẳn là tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ.
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
Một số độc đáo mới lạ đầy hấp dẫn trong thiên truyện của Kim Lân cần kể đến như:
- Tình huống truyện độc đáo cuốn hút
- Ngôn ngữ bình dân, cách dùng từ dân dã nhưng cũng đầy tinh tế.
- Nghệ thuật đặc tả tâm lý nhân vật, điển hình là diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhăt
- Kết cấu truyện đặc sắc
- Nghệ thuật độc thoại, đối thoại hợp lý
Ý nghĩa của kết thúc truyện trong Vợ nhặt
Khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt, chúng ta có thể thấy rằng kết thúc truyện có nghĩa rất lớn trong việc thể hiện tâm tư và thông điệp của tác giả cũng như thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật, hình ảnh lá cờ của Việt Minh phấp phới trong Tràng
- Tác phẩm không chỉ gơi đến nạn đói khủng khiếp của năm 1945 mà còn ý nghĩa của cách mạng cũng như niềm tin chiến thắng của cuộc kháng chiến sau đó.
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thi trọng Vợ nhặt của Kim Lân
Một trong những thành công của Kim Lân trong tác phẩm này chính là nghệ thuật đặc tả tâm lý của từng nhân vật. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thị trong Vợ nhặt đã thể hiện được thành công đó trong ngòi bút của tác giả.
Kim Lân đặt Thị trong hoàn cảnh của nạn đói khủng khiếp năm 1945
Cái năm 1945 trong lịch sử dân tộc khi mà biết bao con người phải chết vì cái đói, vì miếng cơm manh áo. Chữ “tràn” đã được nhà văn sử dụng vô cùng đắt giá. Cái đói đã ập đến từng nhà, từng người mà não lòng đầy thê lương với những cảnh người sống mà “xanh xám như những bóng ma”
Đó là cái không khí u ám với tiếng quạ kêu lên từng hồi, mùi ẩm mốc của rác rưởi cùng với cả mùi gây của xác người. Nhà văn Kim Lân đã đặc tả “khi mà cõi dương lởn vởn không khí ủa cõi âm” và ranh giới giữa sự sống và cái chết thì mong manh như sợi tóc.
Chính trong cái hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, tưởng chừng người ta sẽ chết vì đói vì khát thì Tràng lại gặp được Thị. “Cái đói đã làm Thị tơi tả và biến dạng nhân cách”. Khi chưa được ăn thì nàng cong cớn, xưng xỉa, để rồi khi được ăn thì Thị quên hết cả sĩ diện, cả ý tứ để theo Tràng về sau lời rủ rê.
Điều khác biệt là từ khi chấp nhận cùng Tràng trở về nhà, Thị đã thay đổi theo hướng tích cực. Thị tự nhận thức được rằng mình đã có nơi nương tựa, không phải trong mong được ăn qua ngày, Thị đã hoàn toàn thay đổi để trở thành một người đàn bà mẫu mực.
Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong vợ nhặt qua tâm lý
Nếu như trước đây Thị cong cớn, chao chat hay sưng sỉa nơi nhà kho quán chợ với Tràng, nhưng giờ đây gặp Tràng thì Thị lại ngượng ngịu, chân nọ ríu chân kia, rón rén, e thẹn, cái nón rách tàng tàng che khuất đi nửa mặt. Vì sao Thị lại ngượng ngùng như vậy?
Đó là vì Thị đang đối diện với lòng mình hay bởi sự tò mò của người dân trong xóm. Sự ngượng ngịu này còn bao gồm cả việc chấp nhận về chung một mái nhà với Tràng là chấp nhận dấn thân và cảnh đời xa lạ. Cái dáng điệu “thèn thẹn” có chưa ít nhiều niềm vui của người con gái mới về nhà chồng. Có thể thấy khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong vợ nhặt, người ta thấy được sự tiến triển trong tâm lý của cô nàng này theo chiều hướng tích cực.
Khi mới về nhà, Thị “mơm mớm ngồi méo giường” cho thấy cái sự chông chênh đầy rụt rè của Thị trong ngày đầu tiên về nhà chồng. Cô nàng được nhặt ấy đã phân vân biết bao. Thị theo Tràng về vì hoàn cảnh không đủ cái ăn, và rồi cố nén cái sự thất vọng khi thấy gia cảnh của chồng. Kim Lân đã thể hiện thật đặc sắc và chân thực hình ảnh Thị qua chi tiết “cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài”.
Hơn nữa lúc ấy bà cụ Tứ – mẹ chồng của nàng còn chưa về. Liệu bà có chấp nhận Thị hay không? Rồi cái cảnh làm dâu sẽ trơ trụi như thế này sao?… Trong tâm trạng ấy, biết bao câu hỏi cứ hiện lên trong tâm trí của Thị. Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt quả thật là phức tạp và đa chiều.
Khi gặp mẹ chồng – bà cụ Tứ, Thị lại lúng túng chào “U đã về ạ” để rồi trước cái nhìn đăm đăm của mẹ chồng, Thị lại cúi xuống “tay vân vê tà áo đã rách bợt”. Hình ảnh Thị khép nép đứng một chỗ thể hiện tinh tế cái tâm trạng của cô nàng vợ nhặt trong ngày đầu tiên về nhà chồng. Vừa tủi, vừa e thẹn ngượng ngịu của Thị đã được nhà văn diễn tả thật sâu sắc. Diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt cùng vì thế mà trở nên hấp dẫn cho câu chuyện.
Cái tâm của nhà văn Kim Lân không chỉ dừng lại ở những nét phác thảo cái cuộc sống nghèo khổ, cái cảnh theo không về nhà chồng của Thị mà còn thể hiện đậm nét qua sự đầm ấm của một gia đình. Sau ngày về nhà chồng, Thị đã thay đổi. Sáng sớm Thị dậy quét nhà của sân vườn để rồi thấy cái gì đó khác lạ đầy mới mẻ. Và rồi chính Thị nhận ra cái hạnh phúc khi ở ngôi nhà này.
Một ý tứ đẹp đẽ thể hiện ở việc Thị ý tứ và món cám đắng chát vào miệng. Nó thật khác biệt với sự lăn xả vào miếng ăn nơi đầu huyện của Thị trước đây, mà nguyên do cũng chỉ vì cái đói.
Thị thắp lên ngọn lửa hi vọng cho hai mẹ con Tràng
Người vợ nhặt đã mang đến cho ngôi nhà sự ấm áp của tình yêu gia đình, của tình cảm vợ chồng, của tình thương mà người con dâu dành cho người mẹ xa lạ. Sự chịu khó và chăm chỉ của Thị đã khiến cái mặt ủ ê của bà cụ Tứ tươi tỉnh hẳn lên. Còn chồng Thị – Tràng lại thấy căn nhà trở lên gắn bó lạ lùng. Từ chỗ bị cái đói khát ném ra ngoài đường, bỏ xa nhân cách vì miếng ăn, thì giờ đây chính Thị lại là người thắp lên niềm tin và hạnh phúc.
Câu nói vô tình tưởng như tình cờ của Thị đã thắp lên điểm tựa tinh thần và niềm tin về tương lại tương sáng cho hai mẹ con Tràng – hình ảnh Việt Minh phá kho thóc của Nhật giữa tiếng trống liên hồi. Một tương lai tươi sáng rồi sẽ đến, hứa hẹn sự ấm no hạnh phúc của Thị, cho mẹ con Tràng và biết bao những người nông dân khác lúc bấy giờ.
Có thể nói, diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt đã trải qua bốn giai đoạn. Đầu tiên là sự xấu hổ, phân vân và ngượng ngùng và tiếp theo là sự hạnh phúc. Hình ảnh Thị xuất hiện như ngọn đèn leo lắt trước cơn bão giông của cuộc đời, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
Qua việc thể hiện và phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thị trong Vợ nhăt đã cho thấy tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân. Ông xót xa lo lắng và cảm thông cho những nhân vật của mình, cho những con người sống trong cái đói đeo đẳng của năm 1945. Qua đó, nhà văn cũng gián tiếp tố cáo xã hội loạn lạc, tố cáo bọn phát xít thực dân đã tạo ra nạn đói và hạ thấp thân phận cũng như nhân phẩm của con người.
Kim Lân, cùng vì thế, đã đứng về phía nhân dân, ủng hộ cách mạng và chiến đấu vì mơ ước tự do, ấm no và hạnh phúc. Nhân vật Thị cũng góp phần cho thấy thái độ yêu mến và trân trọng của tác giả đối với những phẩm chất tốt đẹp của con người, mặc cho hoàn cảnh xô đẩy vẫn không hề bị bào mòn. Mặc dù trong tác phẩm chưa có hình ảnh nào về sự nổ ra của Cách mạng, nhưng trong tương lai gần kho thóc của Nhật sẽ thuộc về tay chúng ta, sức mạnh vùng lên của người nông dân sẽ bộc phát.
Cũng như Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nam Cao, Ngô Tất Tố… nhà văn Kim Lân đã thêm một lần nữa tạo nên một hình ảnh sáng ngời về người phụ nữ Việt Nam. Việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt, nhà văn đã góp phần thể hiện quan điểm nhân đạo cao cả của mình đối với thân phân cũng như nhân phẩm của con người. Hi vọng thông qua bài viết các bạn đã nhận được những thông tin bổ ích. Nếu có đóng góp gì cho bài viết Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ Nhặt, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!
Xem thêm >>> Phân tích sự độc đáo trong tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân
Xem thêm >>> Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân
Xem thêm >>> Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu
Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông: Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài
Tu khoa
tâm trạng của thị trong vợ nhặt
dàn ý diễn biến tâm trạng nhân vật thị trong vợ nhặt
diễn biến tâm trạng các nhân vật trong vợ nhặt
diễn biến tâm trạng nhân vật tràng
dàn ý diễn biến tâm trạng nhân vật tràng
phẩm chất của thị trong vợ nhặt
về nhân vật thị trong tác phẩm vợ nhặt
dàn ý cảm nhận về nhân vật thị trong vợ nhặt
diễn biến tâm trạng nhân vật thị trong vợ nhặt của kim lân
Xem thêm nhiều bài viết hay về Hỏi Đáp Văn Học
Trên đây là bài viết Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thị trong Vợ nhặt – Kim Lân của Cà khịa TV web site tổng hợp link xem trực tiếp bóng đá hàng đầu Việt Nam hiện nay.